Sửa Đổi Bổ Sung Thông Tư 38/2015/TT-BTC

SƯA DOI BO SUNG THONG TU 38

                                  SỬA ĐỔI BỔ SUNG TT38

Nghị định 59 : Qui định giám sát quản lý hải quan  (đã có tài liệu riêng , viết rất chi tiết và được đăng trên group Vnaccs & Vccis )

Sửa đổi TT38 : Thay đổi các chuẩn dữ liệu , thay đổi hệ thống khai báo hải quan được quy định cụ thể trong sửa đổi TT38

Về sửa đổi chi tiết dự thảo TT38 bao gồm :

I/ Các thay đổi chung với mọi loại hình (kd,sx,gc,cx)

 1.Nộp chứng từ dưới dạng điện tử :

–        Sau khi khai báo tờ khai , có luồng (vàng , đỏ) , doanh nghiệp tiến hành khai báo chứng từ đính kèm các hồ sơ,invoice, hóađơn..v.v lên hải quan.Thực ra quy định này không mới (đã có 1 số chi cụcđang ứng dụng – chính làđính kèm chứng từ v5 sau khi tờ khai đã cấp số , khai ở bắc ninh) .

–      Lưu ý :

+          Một số chứng từ phải nội bản gốc : như CO , Giấy phép

+          Dung lượng không quá 3MB

  2.Khai báo mã hàng trên tờ khai :

–           Thực ra, trước đây doanh nghiệp đã thực hiện rồi với khai báo mã nguyên phụ liệu , sản phẩm, thiết bị cho các loại hình sản xuất xuất khẩu, gia công,và chế xuất . Nhưng trước chưa có qui định cụ thể mà hiện nay sẽ được quy định và thực hiện chính thức

–           Quy chuẩn khai mã hàng vẫn là : (mã hàng #& tên hàng #& xuất xứ)

 3.Khai báo vận đơn trên tờ khai :

 a./ Với hàng nhập :

–           Một vận đơn phải khai trên một tờ khai nhập khẩu (trước kia, hàng chung cont , khác loại hình thì khai trên nhiều tờ khai)

–           Phân tích: mục đích của sửa đổi này là do hải quan tiến hành cải cách quản lý kho bãi,cảng. Trước kia kho bãi,cảng quản lý theo số tờ khai . Giờ tiến hành sửa đổi quản lý theo số vận đơn, và mỗi tờ khai nhập phải có vận đơn duy nhất

– Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp muốn khai như trước kia, với hàng chung cont , khác loại hình thì vẫn khai cho nhiều tờ khai (cùng 1 vậnđơn). Khi đó doanh nghiệp là như thế nào? Doanh nghiệp sẽ tiến hành tách vận đơn, và phải đảm bảo tính pháp lý của hệ thống

b./Tách vận đơn :

Có 2 hình thức tách vân đơn :

*/ Tách vận đơn cơ học:

– Vídụ : 1 vận đơn có 2 cont hàng , cont 1 chứa hàng A . Cont 2 chứa hàng B .Tiến hành tách thành 2 vận đơn để khai 2 tờ khai riêng. Hàng A tương ứng tờ khai 1, lấy cont số 1 trước . Hàng B tương ứng tờ khai 2, lấy cont hàng 2 sau .

*/ Tách vận đơn lý thuyết:

– Ví dụ trong một cont đóng chung cả loại hình sxxk , kd, gc . Không phân biệt được hàng nào trong cont . Tiến hành tách vận đơn riêng ra, khai báo mỗi tờ khai ứng với một vận đơn tương ứng . Tuy nhiên khi lấy hàng thì phải lấy cùng nhau , không thể lấy cho từng tờ khai được (tức là phải thông quan cho tờ khai tách vận đơn cuối cùng mới lấy hàng cho các tờ khai trước được)

c./Hàng nhâp không có vận đơn (ví dụ đường bộ) :

–           Lấy số quản lý hàng hóa trên hệ thống, kê khai đầy đủ thông tin hàng hóa (như số hiệu cont .v.v.)

d./Hàng chung cont :

– Đóng chung cont của nhiều chủ hàng thì phải đưa vào kho CFS .

– Trường hợp nhiều tờ khai hải quan đóng chung cont thì trước khi qua khu vực giám sát phải khai báo thông tin hàng hóa đóng chung cont

4. Số lượng (2) : bắt buộc phải nhập

– Số lượng (2) là trọng lượng quy đổi hàng hóa .Trước đây Số lượng (2) chỉ khai khi hàng có phí môi trường .(Số lượng (1) để tính trị giá tính thuế = số lượng (1) * đơn giá)

– Phân tích: đây là tiêu chí mới, phục vụ cho việc làm báo cáo thống kê cho hải quan được chính xác hơn.

 5.Hàng có giấy phép :

– Hàng phải có giấy phép trước khi khai tờ khai

– Hàng chưa có giấy phép mà khai hải quan -> hủy tờ khai

– Lưu ý: với tờ khai luồng xanh , hàng chưa có giấy phép mà khai thì có cơ chế phạt hành chính rất nặng

 6.Khi hệ thống khai hải quan gặp sự cố :

– Hải quan sẽ có máy khai trực tiếp ở chi cục, doanh nghiệp cầm chữ ký số lên hải quan khai

– Làm hồ sơ giấy

 7.Cơ chế phân luồng tờ khai :

– Tờ khai hải quan sẽ được phân luồng ngay sau khi khai hải quan

– Thay đổi luồng : căn cứ vào việc cập nhật hàng hóa thực tế ở kho, bãi, cảng để thay đổi lại phân luồng

– Phân tích: dự thảo khi tổng cục trình lên bộ tài chính là sẽ không phân luồng ngay tờ khai, khi hàng vào kho, bãi , cảng sẽ cập nhật thực tế hàng hóa để phân luồng. Tuy nhiên bộ tài chính không đồng ý, và cơ chế phân luồng ngay khi khai tờ khai vẫn giữ nguyên. Cơ chế thay đổi luồng thì căn cứ vào kết quả đánh giá hàng hóa khi vào kho, bãi, cảng.

 8.Khai báo bổ sung hải quan:

– Sửa sau thời điểm thông báo kết quả phân luồng và trước thời điểm thông quan thì được khai báo bổ sung, nhưng bị phạt (theo khung qui định)

– Sửa theo yêu cầu của hải quan khi hải quan phát hiện sai sót thì được sửa, nhưng bị phạt

   9.Hủy tờ khai:

– Hủy tờ khai thực hiện điện tử , trên trang Pus.customs.gov.vn

– Về hủy tờ khai thì hiện tại doanh nghiệp có thể làm giấy, hoặc làm điện tử .Nhưng quy định chính thức là chỉ làm hồ sơ hủy điện tử , ko tiếp nhận hồ sơ giấy nữa,

10.Giám sát lấy mẫu

– Điện tử hóa đề nghị lấy mẫu của người khai hải quan (trước kia là làm hồ sơ giấy)

 11.Đưa hàng về bảo quản :

– Khi doanh nghiệp xin đưa hàng về bảo quản, điện tử hóa thủ tục đưa hàng về bảo quản. Thông báo hàng tới đích phục vụ cho giám sát HQ .

12.Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu , qua khu vực giám sát có kết nối tới hệ thống:

– Người khai hải quan khi lấy hàng qua khu vực giám sát không cần xuất trình giấy

-Điện tử hóa quản lý kho, bãi, cảng .

– Hàng nhập: Phương tiện vận tải đến cảng -> dỡ hàng xuống cảng -> lưu tại cảng -> ra khỏi cảng

– Hàng xuất : tương tự

– Như vậy việc điên tử hóa kho, bãi, cảng sẽ giúp quy trình quản lý , bốc dỡ và lấy hàng được điện tử hóa. Sẽ do kho, bãi, cảng quản lý và sẽ ít gặp bộ phận giám sát hơn.

II/NHÓM GIA CÔNG, SXXK, CHẾ XUẤT, QUYẾT TOÁN.

 1.Thông báo cơ sở sản xuất , nơi lưu trữ :

– Doanh nghiệp tiến hành khai báo cơ sở sản xuất lên cơ quan hải quan

– Doanh nghiệp thay đổi cơ sở sản xuất, phải thông báo cho hải quan, nếu để chậm sẽ bị phạt

   2.Thông báo hợp đồng gia công (HĐGC) / Phụ lục HĐGC

– Doanh nghiệp tiến hành thông báo HDGC, phụ lục HDGC với hải quan (khai báo ra số tiếp nhận , và lưu ở hải quan chứ không cần duyệt )

– Khai báo thông tin số tiếp nhận HĐGC tại ô giấy phép trên tờ khai

– Khai báo bổ sung phụ lục HĐGC nếu có thay đổi

 3.Định mức

– Đây là một vấn đề doanh nghiệp rất quan tâm

– Dự thảo trước, tổng cục có trình bộ tài chính, yêu cầu doanh nghiệp khai báo định mức thực tế của sản phẩm trước khi khai tờ khai xuất nhưng bị trả lại yêu cầu chỉnh sửa

– Doanh nghiệp xây dựng đinh mức thực tế của sản phẩm, tiến hành khai báo khi báo cáo quyết toán

– Đối với phế liệu, phế phẩm nếu tái chế để sản xuất sản phẩm khác, cần xây dựng đinh mức cho sản phẩm mới sử dụng phế liệu đó

– Phân tích : như vậy , điểm mấu chốt của định mức là không cần khai báo trước khi khai tờ khai , doanh nghiệp vẫn tiến hành xây dựng định mức thực tế của sản phẩm , sau đó tiến hành khai báo cùng thời điểm khai báo quyết toán  (form đinh mức mới chỉ có cột định mức chung, không có định mức sử dụng và hao hụt – cái này doanh nghiệp tự quản lý )

4.Báo cáo quyết toán

– Tổng cục hải quan xây dựng 2 mô hình thực hiện báo cáo quyết toán .

    4.1 Mô hình kết nối chia sẻ thông tin

– Với các doanh nghiệp sản xuất, gia công hoặc chế xuất làm gia công, sản xuất, theo TT38, sau 1 năm tài chính thì sẽ tiến hành báo cáo quyết toán , Tuy nhiên đó là số liệu do doanh nghiệp làm sau 1 năm tài chính, hải quan không thể quản lý, theo dõi được qui trình sản xuất của doanh nghiệp . Vì thế yêu cầu đặt ra là hải quan cần doanh nghiệp chia sẻ thông tin với cơ quan hải quan

– Chia sẻ ngay sau khi phát sinh nhập, xuất kho npl, thành phẩm

– Mở phiếu nhập, xuất kho npl, tp để khai

– Doanh nghiệp tiến hành chốt tồn trước khi khai theo năm tài chính

– Phân tích :Về mấu chốt hải quan muốn tham gia theo dõi qui trình xuất nhập khẩu , quản lý kho của doanh nghiệp. Nếu mô hình này được thông qua ,doanh nghiệp cần khai báo các phiếu xuất , nhập kho npl,tp cho hải quan . Hải quan dựa vào định mức thực tế của doanh nghiệp để tính toán xuất nhập tồn cho kho npl, tp. Tuy nhiên, Việc khai báo định mức thực tế trước khi khai tờ khai xuất không được bộ tài chính thông qua (mà sẽ khai khi khai cùng báo cáo quyết toán), nên mô hình này sẽ còn sự chặt chẽ theo đúng chuẩn mực. Vì thế tính khả thi chưa cao

  4.2 Trường hợp chưa kết nối chia sẻ thông tin

– Về cơ bản thì doanh nghiệp vẫn tiến hành làm báo cáo quyết toán và khai báo quyết toán sau 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính

– Lưu ý :

+ Mẫu báo cáo quyết toán mới khác 1 chút so vơi mẫu báo cáo quyết toán cũ (mẫu 15A/BCQT-NL/GSHQ cho npl và: 15B/BCQT-sp/GSHQ cho sản phẩm)

+ Báo cáo quyết toán về lượng, bỏ báo cáo về trị giá

+ Không tiến hành báo cáo quyết toán với máy móc thiết bị

+ Báo cáo quyết toán theo mã (Mã npl, mã sp)

+ Trường hợp doanh nghiệp quản lý mã npl, mã sp giữa kế toán kho khác với mã npl, sp khai hải quan thì doanh nghiệp cần làm một bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi hquan tiến hành kiểm tra.

– Phân tích :Có 2 mô hình báo cáo quyết toán , trong sửa đổi TT38 không yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp thực hiện theo mô hình nào . có nghĩa là doanh nghiệp được chọn thực hiện một trong 2 mô hình trên .

5.Thuê gia công lại :

– Thông báo thuê HĐGC lại với hải quan . Tiến hành khai báo điện tử

-Đây là tiêu chí mới vì liên quan tới quản lý cơ sở sản xuất

– Đây là toàn bộ qui trình sửa đổi TT38.Và thông tư đã được ký chính thức (update ngày 06/06/2018)

– Về việc nâng cấp phần mềm sẽ được thực hiện sau theo lộ trình

– Chúc các bạn làm việc hiệu quả và thành công (^_^)

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *